Bảo dưỡng bể bơi - thiết bị bể bơi định kỳ

Để đảm bảo bể bơi của chúng ta luôn trong trạng thái hoạt động tốt nhất, chúng ta cần cần chú ý vệ sinh và bảo dưỡng các thiết bị bể bơi theo định kỳ để đảm bảo sức khỏe cho người bơi, tuổi thọ cho bể bơi và các thiết bị bể bơi.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (khoa Công nghệ Sinh học, ĐH Bách khoa Hà Nội):” Đi bơi ở các bể bơi công cộng luôn ẩn chứa những hiểm họa khôn lượng cho chúng ta. Bên cạnh việc  những bể bơi công cộng có thể nhiễm khuẩn do bụi bẩn, vi trùng, những bể bơi công cộng còn chứa một lượng chất thải rất lớn từ người đi bơi bao gồm mồ hôi, mỹ phẩm, kem chống nắng, thậm chí cả nước tiểu, nước bọt.”

Hình ảnh: Đề phòng việc lây bệnh từ các bể bơi công cộng
Bể bơi càng đông người sử dụng thì càng ẩn chứa nhiều hiểm họa với  người bơi và rất dễ gây bệnh cho người bơi. Ngoài ra trong số những người đi bơi, có nhiều người vốn đã mang bệnh sẵn nhưng không có ý thức tránh lây bệnh cho người khác.
Do đó, Để đảm báo sức khỏe cho người bơi trong bể bơi bắt buộc các chủ bể bơi phải xử lý hóa học để khử trùng, tiêu diệt các thành phần gây ô nhiễm nước bể trước khi đem vào sử dụng. Trong đó, clo là hóa chất được dùng phổ biến nhất.
Sức khỏe của người sử dụng và tuổi thọ của bể bơi, các thiết bị bể bơi phụ thuộc vào việc bạn làm sạch và bảo dưỡng bể bơi như thế nào. Làm sạch là một công việc không quá phức tạp với những công nghệ tiên tiến hiện đại như ngày nay. Điều quan trọng là phải sắp xếp các bước làm sạch như thế nào và thực hiện ra sao một cách hợp lý để bể bơi được giữ gìn trong cả mùa hè chứ không chỉ trong những thời điểm sử dụng.

1. Tiến hành kiểm tra nước trong bể bơi thường xuyên
Chúng ta cần kiểm tra nước trong bể bơi hàng ngày với các dụng cụ kiểm tra chuyên dụng: Tháng PH, thiết bị đo nồng độ hóa chất,… Quá trình kiếm tra sẽ giúp chúng ta kiểm soát được lượng clo trong nước và đồ PH để có sự điều chỉnh nồng độ hóa chất sao cho hợp lý.  Việc luôn Điều này là rất quan trọng vì nó sẽ tránh việc các vi khuẩn mà người bơi mang đến hoặc do môi trường có điều kiện môi trường thuận lợi phát sinh hoặc các loại rêu, tảo phát triển. Sau khi kiểm tra nồng độ hóa chất trong bể bơi chúng ta sẽ tiến hành điều chỉnh  nồng độ hóa chất sao cho nước luôn đạt tiêu chuẩn an toàn. Lượng hóa chất thêm vào hộ phụ thuộc vào diện tích của hồ, nồng độ PH trong hồ và nồng độ clo ở thời điểm hiện tại. Sau khi bạn thêm hoá chất, hãy để máy lọc hoạt động trong vài giờ liên tục và tự động đưa clo vào trong nước.

Hình ảnh: Bộ dụng cụ kiểm tra nồng độ nước chuyên dụng

2. Dọn vệ sinh mặt hồ và các khu vực xung quanh
Chúng ta cần dọn dẹp mặt hồ bơi mỗi ngày để tránh các vật thể lạ xuất hiện trong hồ  có thể làm ảnh hưởng tới nồng độ hóa chất trong hồ hoặc các chất lạ nhiễm vào hồ gây nguy hiểm và mất mỹ quan cho hồ bơi.  Chúng ta cần chú ý đến việc không được trồng cây xanh ở xanh quanh hồ vì có thể lá xây rụng xuống sẽ làm ô nhiễm nước trong hồ hoặc rễ cây đâm vào hồ làm hỏng hồ bơi. Việc làm sạch mặt hồ bơi hàng ngày cũng giúp phần ngăn chặn quá trình phát triển của rêu tảo, điều này sẽ giúp cho chúng ta giảm thiểu rất nhiều chi phí trong quá trình lọc và vệ sinh bể bơi.

Hình ảnh: Dọn vệ sinh mặt hồ bơi hàng ngày

3. Cọ rửa bể bơi hàng tuần
Chúng ta cần tiến hành cọ rửa các cạnh và đáy của bể bơi mỗi tuần một lần. Thậm chí với hệ thống lọc tốt nhất thì cũng có những chỗ trên bể bơi không thể làm sạch được bằng luồng nước di chuyển. Những điểm này là nơi mà rêu, tảo rất dễ phát triển. Hãy sử dụng bàn chải có lông mềm cọ rửa vào buổi sáng để máy lọc có thể chạy cả ngày và cuốn theo những chất thải đó. Đặc biệt là đối với những bể bơi có sử dụng cách đồ trang trí thì những đồ trang trí của hồ bơi như đèn bể bơi hay các thiết bị bể bơi khác cũng phải được cọ rửa thường xuyên để tránh tạo thành những chỗ chứa nước tù đọng.

Hình ảnh: Tiến hành cọ rửa đáy, thành bể bơi hàng tuần giúp cho rêu tảo không phát triển được
4. Làm sạch chính chiếc máy lọc ít nhất một tuần một lần
Sau khi bạn cọ rửa bể bơi và máy lọc chạy một lúc hãy cho máy lọc chạy ngược lại để tạo dòng nước xoáy ngược. Việc này sẽ giúp làm sạch tuyệt đối những viên gạch vụn hoặc rong rêu, không cho chúng cơ hội trở lại bể bơi. Bạn có thể thực hiện việc này nhiều hơn nếu như bể bơi có nhiều lá rụng hoặc được sử dụng nhiều.

5. Làm sạch nước trong bể bơi
Sử dụng chất diệt tảo cho bể bơi mỗi tháng một lần. Lượng chất thêm vào tùy thuộc vào diện tích của bể. Sau khi thêm vào, hãy để máy lọc chạy vài giờ.
6. Làm sạch tổng thể hàng tháng
 Hãy chọn ngày mà hồ bơi không sử dụng để thực hiện việc này vì hàm lượng clo quá cao sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Hoá chất bể bơi - Clo viên có tác dụng diệt khuẩn trong nước vì vậy việc thêm clo vào nước là rất quan trọng. Kiểm tra lại để đảm mực clo trong nước đạt chuẩn trước khi cho phép đưa hồ bơi vào sử dụng lại.

Previous
Next Post »